4 Kỹ năng “tối” quan trọng cho người xuất khẩu lao động

 

Xuất khẩu lao động: Hiện nay đang là chương trình thu hút đông đảo nhân lực Việt Nam. Xuất khẩu lao động giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương cũng như cải thiện đời sống xã hội của người dân Việt Nam. Dưới đây là bài viết phân tích rõ những kỹ năng cần thiết cho người đi xuất khẩu lao động, xem đó như là hành trang, giúp ích trong quá trình làm việc tại đất nước hoàn toàn xa lạ.

I. Bốn nguyên tắc vàng

1. Xuất khẩu lao động là đi làm việc chứ không phải du lịch

Phần lớn những người đi xuất khẩu lao động ở nước ta có xuất thân từ nông thôn, do hoàn cảnh, điều kiện không cho phép nên ít người được đi đây đó ra khỏi nước. Nay lại có dịp vi vu trên máy bay tới một đất nước mới vô cùng phát triển. Cùng với đó là nghe tư vấn tuyển dụng xuất khẩu lao động khi trở về sẽ có một khoản tiền tương đối lớn để làm vốn càng thêm hào hứng phấn khởi. Chúng ta nên xác định rõ, đi xuất khẩu lao động là đi bán sức lao động của mình, sang đó là người làm thuê, chúng ta phải tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu hợp pháp của người sử dụng lao động

Trong hợp đồng lao động đã quy định rõ số lương mà bạn có thể thu được, nếu bạn muốn tăng thêm thu nhập thì bạn sẽ phải đi làm thêm mà làm thêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sức khỏe của bạn. Có những trường hợp vì quá ham làm thêm giờ mà đổ bệnh. Đây được coi như một chuyến đi làm việc xa gia đình, quê hương, bạn phải biết tự chăm sóc cho mình, chi tiêu tiết kiệm có kế hoạch rõ ràng. Bạn hoàn toàn có thể thưởng cho mình một chuyến đi chơi, thăm quan tìm hiểu văn hóa đất nước nơi bạn làm việc vào những ngày nghỉ lễ… Đừng cố tìm những hình ảnh thân quen với đất nước mình như ăn uống, vui chơi, giải trí … sẽ làm bạn thất vọng. Thay vào đó, hãy tìm hiểu phong tục tập quán của nước mình đang sống sẽ tốt hơn nhiều nếu không muốn thấy nhàm chán vì chỉ có ăn, ngủ, đi làm…

2. Tuyệt đối tôn trọng kỷ luật lao động, quy định của các doanh nghiệp, phong tục tập quán của nước sở tại.

Ở nước ngoài việc chế biến, sản xuất hàng hóa được lên quy trình rất cụ thể nghiêm ngặt, bạn cần chú ý nếu không rất dễ gặp phải sự cố không mong muốn, mình là người đi làm thuê vì thế phần thiệt sẽ thuộc về mình

Bên cạnh đó khi mới sang làm việc ở một đất nước xa lạ, việc gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử là điều hoàn toàn bình thường. Một người dẫn địa phương khác nhau lại có những phong tục khác nhau. Chính vì thế ngoài giờ làm việc bạn nên tiếp xúc với người dân xung quanh, học hỏi tìm hiểu về văn hóa, phong tục đời sống hàng ngày của họ

3. Không tham gia các tệ nạn xã hội, tuyệt đối không làm việc phạm pháp

Ngoài giờ làm việc, nhiều người giải trí bằng cách uống rượu, đánh bạc… điều này vừa ảnh hưởng tới sức khỏe lại ảnh hưởng tới người dân xung quanh, ví dụ như cãi vã, gây gổ đánh nhau…gât mất an ninh trật tự. Hơn thế nữa nó khiến cái nhìn về người dân Việt Nam trong mắt các bạn bè quốc tế xấu đi. Một số trường hợp thì nghe theo lời rủ rê của những kẻ xấu trốn ra ngoài làm việc với mong muốn có thu nhập cao hơn. Các bạn phải biết rằng đó là việc làm phạm pháp, bạn sẽ bị thôi việc, xách hành lý về nước mà không ai có trách nhiệm bồi thường cho bạn khi trường hợp đó xảy ra.

4. Thường xuyên cập nhật thông tin về quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình.

Các bạn hãy nắm vững số điện thoại của đại sứ quán Việt Nam, Ban quản lý lao động hoặc đại diện của doanh nghiệp xuất khẩu nước mình để khi cần thiết còn biết và nhờ họ hỗ trợ tư vấn. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu như hiện nay những người lao đông ở nước ngoài rất có nguy cơ mất việc, nhưng các bạn phải bình tĩnh. Hiện nay, các nước nhập khẩu lao động như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Cộng hòa Séc, Malaysia… đều đã ban hành chính sách về vấn đề này để trợ giúp một phần lao động hồi hương. Chính phủ Việt nam cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam bồi thường cho đối tượng này theo quy định của pháp luật.

II. Phương pháp quản lý tài chính hiệu quả

Khi có tiền trong tay, bạn phải đề ra kế hoạch để quản lý số tiền ấy một cách có hiệu quả. Để làm được điều đó, bạn hãy chia số tiền này thành 6 khoản mục nhỏ tương ứng bao gồm:

1. Quỹ đầu tư dài hạn: 10%. Bất kỳ lúc nào bạn nhận được một khoản tiền từ lương, thưởng…hãy trích ngay 10% vào quỹ này, đây có thể coi như tự trả lương cho mình. Quỹ này là khoản tích lũy cho các khoản đầu tư dài hạn. Đây là khoản tiền đầu tư sinh lời trong tương lai và nó có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động đủ lớn để bạn sống hạnh phúc sau này

2. Quỹ tiêu dùng ngắn hạn: 10%. Bạn có nhiều thứ mơ ước: điện thoại mới, đồng hồ mới… nhiều tín đồ shopping chi tiêu không kiểm soát cho thú vui mua sắm của mình ở mức 10% để tránh những lần mua sắm ngẫu hứng tốn kém.

3. Quỹ đầu tư cho giáo dục: 10%. Hãy dành 10% số tiền của bạn cho các kế hoạch học tập phát triển bản thân như đăng ký một khóa học, mua sách, học một lớp kỹ năng… cùng với quỹ đầu tư dài hạn thì quỹ đầu tư cho giáo dục cũng là một trong hai quỹ tạo ra nhiều giá trị nhất cho bạn trong tương lai.

4. Quỹ tiêu dùng hàng ngày: 55%. Đây là số tiền cần cho những nhu cầu của bản thân hàng ngày như đi lại, ăn uống. Hãy đảm bảo rằng bạn chi tiêu tiết kiệm và hợp lý khoản tiền này.