Thị trường | Tổng số người /9 tháng | Tăng ↑/ giảm ↓ | Dự kiến 2018 tăng giảm | |
Đài Loan | 47.139 | 0,05% ↑ | ↓ | |
Nhật Bản | 36.259 | 34,47%↑ | ↑ | |
Hàn Quốc | 3.824 | 37,92%↓ | (*) | |
Ả Rập Xe Út | 2.650 | 31,13% ↓ | ↓ | |
Malaysia | 1.043 | 44,16%↓ | ↓ | |
Algieri | 544 | 43,33%↓ | ↓ | |
Macao, UAE, Thổ nhĩ kỳ, Rumani, Isarel, Qatar, Mỹ, CH Sip, Nga | 869 | 22%↓ | ↓ |
Một số thị trường lao động tuyển nhiều lao động Việt Nam nhất
Hiện có 2 trị trường lao động chiếm trên 93% số người đi lao động nước ngoài là Đài Loan và Nhật Bản. Dự kiến sang 2018 thị trường Nhật Bản sẽ thay Đài Loan là số 1. Xem bảng so sánh 2 thị trường này.
Đài Loan
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, Đài Loan là thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam lớn nhất trong những năm qua. Lao động Việt Nam tham gia thị trường này làm việc trong rất nhiều lĩnh vực như: sản xuất chế tạo, cơ khí, may mặc, nông nghiệp, đồ mộc, xây dựng, chế biến, dịch vụ… Nhưng mấy năm gần đây thị trường này đang chững lại.
Lương cơ bản khoảng 16 triệu đồng/tháng. Đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ; làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường.
Hiện nay, mức lương cơ bản theo giờ của lao động tại Đài Loan đã được tăng lên 115 Đài tệ/giờ. Hiện trên 80% lao động Việt Nam tại Đài Loan có thu nhập khoảng 16 triệu đồng/tháng.
Nhật Bản
Thị trường lao động Nhật Bản vẫn là thị trường rất ổn định và tiềm năng cho lao động Việt Nam. Mặc dù gần đây lao động nước ta trong con mắt người Nhật không được tốt đẹp bởi tình trạng trộm cắp, ý thức kỷ luật kém. Tuy nhiên, theo đánh giá trong năm 2017 tỷ lệ lao động Việt Nam chọn Nhật Bản làm “bến đỗ” tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2015. Dự kiến năm 2018 thị trường lao động Nhật Bản sẽ là số 1 thay thế Đài Loan.
Chế độ trợ cấp và lương cho người lao động ở thị trường Nhật Bản cũng ổn định và cao hơn hẳn so với thì trường Đài Loan và một số thị trường lao động khác. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam tại thị trường Nhật Bản là từ 27 – 33 triệu VNĐ/tháng (tùy vào từng công việc), bên cạnh đó phía Nhật Bản cam kết, sau 3 năm làm việc tại thị trường này người lao động Việt Nam có thể để ra được trên 600 triệu VNĐ.
Những ngành nghề mà lao động Việt Nam sẽ làm khi xuất khẩu lao động sang thị trường này là: Điện, Cơ khí, xây dựng, nuôi trồng thủy hải sản, chế biến thực phẩm, điện tử, công nghệ thông tin, nông nghiệp, may mặc…
Những lao động Việt Nam đã và đang làm việc tại thị trường Nhật Bản đánh giá đây là một thị trường khó đi nhưng một khi đã đi được thì chắc chắn sẽ có tiền, bởi:
- Thu nhập của người lao động tại Nhật Bản là cao nhất so với 3 thị trường truyền thống của lao động nước ta.
- Công việc ổn định và chế độ phúc lợi tốt. Người lao động được đảm bảo về ăn ở, sinh hoạt và bảo hiểm. Ít bị hủy hợp đồng
- Hiếm thị trường xuất khẩu lao động nào chuẩn được như Nhật Bản, sau khi về nước người lao động vẫn được hoàn trả số tiền thuế và bảo hiểm khá lớn (hơn 60 – 80 triệu sau 3 năm làm việc).
- Được nhiều tổ chức quản lý và bảo hộ, nghiệp đoàn là cơ quan quản lý chung cho thực tập sinh trong một khu vực – đảm bảo rất tốt về y tế, sinh hoạt.
Hàn Quốc
Sau Nhật, Hàn Quốc là một thị trường lao động truyền thống của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên do tình trạng lao động hết HĐLĐ không về nước, bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc tăng cao đột biến, nên phía Hàn Quốc đã ngừng ra hạn cho chương trình Phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc đối với Việt Nam vào năm 2012. Điều này đã làm cho hơn 14.000 lao động Việt Nam đã qua kỳ sát hạch và đang chờ chuyển sang Hàn Quốc làm việc bị lỡ dở.
Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, thị trường Hàn Quốc đã mở lại cánh cửa lao động cho lao động Việt Nam vào năm 2015. Nhưng cũng rất ít chủ Hàn Qua tuyển. Theo đánh giá của chuyên gia, năm 2017 gần như 100% thị trường lao động Hàn Quốc đã đóng cửa. Lao động Việt Nam sang Hàng Quốc chủ yếu làm việc trong các ngành: xây dựng, nông nghiệp, chế biến, may mặc…Thu nhập của lao động Việt Nam tại Thị trường Hàn Quốc khá ổn định, bình quân đạt tử 950 – 1.200 USD/tháng, một số lao động chịu khó tăng ca và làm thêm có thể kiếm được 1.500 – 2000 USD/tháng. Hằng năm, lao động Việt Nam ở Hàn Quốc gửi về cho gia đình khoảng 450 triệu USD.
Kết luận là thị trường lao động Hàn Quốc rất tốt nhưng gần như đã đóng cửa, đây cũng là một thiệt thòi cho các bạn lao động đi sau muốn sang Hàn làm việc.
Chú ý năm 2018 có thể thị trường Hàn sẽ đóng cửa 100% nếu chúng ta không giảm được tỉ trọng trốn dưới 4% như cam kết từ đầu năm 2016. Thị trường này có thể sẽ đóng cửa hoàn toàn nhưng rất nhiều người vẫn muốn đi. Vậy chúng ta xem thêm bảng so sánh 3 thị trường Đài Loan – Nhật Bản – Hàn Quốc dưới đây.
Nên đi Xuất Khẩu Lao Động tại nước nào?
Là câu hỏi trên là thắc mắc và băn khoăn của đa số người lao động Việt Nam đang có mong muốn đi xuất khẩu lao động, nhưng lại không biết nên chọn thị trường nào.
Bạn Phạm Hùng (19 tuổi, Hưng Yên) băn khoăn: “Em vừa tốt nghiệp cấp, nhưng vì điều kiện gia đình nên em không thi đại học mà muốn đi xuất khẩu lao động để phụ giúp thêm cho gia đình. Nhưng em lại không biết người Việt mình đi xuất khẩu lao động sang nước nào nhiều và em nên đi xuất khẩu lao động ở nước nào thì vừa an toàn vừa ổn định mà lương lại cao”.
Bạn Vân Anh (23 tuổi, Lạng Sơn) lại thắc mắc: “Em đã tốt nghiệp Đại học Công nghiệp ngành Mỹ thuật công nghiệp, nhưng vẫn chưa tìm được việc làm, nên có ý định đi xuất khẩu lao động. Nhưng lại không biết em có đủ điều kiện đi không và cũng không biết ngành mình học thì nên đi xuất khẩu lao động ở nước nào cho đúng ngành đúng nghề”.
Các chuyên gia về ngành xuất khẩu lao động ở nước ta cho biết, hiện nay Việt Nam có 3 thị trường xuất khẩu lao động truyền thống là: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Và hiện nay, chính phủ Việt Nam đang mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang Đức, Trung Đông, Nam Phi, Tây Âu, Nga, Canada, Hoa Kỳ, Úc…Việc lao động Việt Nam băn khoăn và lo lắng không biết nên đi xuất khẩu lao động tại nước nào cũng là điều tất lẽ dĩ ngẫu bởi hầu hết các thị trường đều đang bão hòa và có những yêu cầu khắt khe về lao động nên chọn được một nước để xuất khẩu lao động phù hợp với mong muốn, điều kiện và trình độ của mình là rất khó.
Chọn thị trường lao động theo ngành nghề
1. Nghề Xây dựng/Lao động phổ thông: Nên đi Oman (Trung đông) hoặc Nhật Bản. Với Oman thì chi phí xuất khẩu thấp phù hợp với đối tượng khó khăn, không chủ động được nguồn tài chính đầu tư ban đầu. Còn Nhật Bản là nơi đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic 2020 nên chắc chắn họ sẽ cần rất nhiều lao động cho ngành xây dựng.
2. Hàn: Nên đi Nhật. Bởi chi phí cho 1 lao động có tay nghề hàn không cao, mức thu nhập thường cao hơn ngành khác. Ngoài ra, người lao động có tay nghề hàn cũng có thể chọn Nhật bởi dễ trúng tuyển, độ tuổi tuyển cao, chế độ phúc lợi và mức lương tốt.
3. Giúp việc gia đình: Nên đi CH Sip. Bởi chi phí xuất khuẩn hợp lý, tiền lương cao, chủ sử dụng vô cùng thân thiện và tốt bụng với người lao động.
4. Ăn uống/ Nhà hàng: Nên đi Malaysia (lương thu nhập khoảng 1800-2000 RM/tháng) và Nhật Bản (Lương từ 800 – 1.500 USD/tháng), điều kiện sống hợp lý, chi phí ăn ở thấp.
5. Nghề Y tế/Điều dưỡng: Đức là lựa chọn số 1; Nhật Bản là lựa chọn số 2.
6. Du học nghề: Nên chọn Nhật bản: Chi phí hợp lý, tiền lương tương đối tốt.
Tóm lại, theo các chuyên gia đánh giá thì Nhật Bản là thì trường ổn định là tiềm năng nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản vẫn là lựa chọn số một đối với lớp lao động trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống. Thêm nữa, xuất khẩu lao động tại đây lại được học hỏi rất nhiều về kỷ luật, đạo đức trong lối sống và công việc. Là điểm đến lý tưởng cho lớp lao động mong muốn tìm kiếm thu nhập cao, phụ giúp kinh tế gia đình, tích lũy tài chính.
Hy vọng những thông tin cơ bản về các thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam trên đây sẽ giúp lao động Việt Nam có những lựa chọn về thị trường lao động cho bản thân mình.